Hủ tiếu Nam Vang - Hương vị Sài Gòn

Người đăng: Unknown on Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Nếu những ai từng một lần ghé thăm thành phố năng động Hồ Chí Minh thì có lẽ Hủ Tiếu Nam Vang là món ăn mà ai cũng ưu chuộn. Từ dân dã, bình dân đến sang trọng nhưng hương vị vẫn không thay đổi, có chăng chỉ là một nơi vỉa hè không sánh nỗi với những nhà hàng, quán xá sang trọng mà thôi.

hu tieu nam vang, mon ngon 3 mien

Có nguồn góc từ người Tàu ( Người Hoa ) khi họ phiêu bạc ở trời Nam - vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, hủ tiếu nam vang trở thành món ăn chính của người dân Nam Bộ. Nơi đầu tiên sinh ra Hủ Tiếu Nam Vang không phải ở Trung Quốc như mọi người vẫn nghĩ, món ăn này có nguồn gốc từ Campuchia do người Tàu ở đây tự nghĩ và chế biến ra. Nếu ai đã từng một lần đến tận đất Nam Vang ( Thủ đô Phnom Pênh) - nơi mà Hủ Tiếu Nam Vang được sinh ra họ sẽ cảm nhận một điều rằng : Ăn Hủ Tiếu Nam Vang ở đây và ăn ở Sài Gòn thì Hủ Tiếu Nam Vang của Sài Gòn ngon hơn rất nhiều. Nước dùng ( nước lèo) ở đây không ngọt, thơm, thịt không mềm và sợi hủ tiếu k mềm và dai như ở Sài Gòn.

Theo năm tháng, người Sài Gòn đã thay đổi Hủ Tiếu Nam Vang ban đầu theo phong cách rất riêng, hợp khẩu vị ăn của người Sài Gòn hơn. Nước dùng của Hủ Tiếu Nam Vang được hầm bằng xương ống với một ít mực khô, tôm he khô và hầm trong lửa nhỏ liu riu. Khi hầm sẽ canh vớt bọt ra để lại cho nồi nước dùng một màu trong với hương thơm rất riêng không lẫn vào đâu được. Với một tô hủ tiếu sẽ không thể thiếu miếng thịt nạc, gan, tim, huyết, tôm tươi mới luột sẽ cho tô hủ tiếu cực kỳ hấp dẫn người sành ăn.

hu tieu nam vang, mon ngon 3 mien


Sợi hủ tiếu hay còn gọi là bánh hủ tiếu được làm bằng gạo nàng Hương, xây thật nhuyễn trước khi được phơi khô lấy bột ép trong máy ép tạo ra những sợi hủ tiếu tuy khô nhưng chỉ cần trụng sơ qua nước nóng là sợi mì mềm ngay và dai. Chỉ cần tưới lên một ít mỡ hành phi, bạn sẽ thấy sợi hủ tiếu sáng lên, láng coáng. Lúc này, chỉ cần dùng mắt bạn cũng có thể cảm nhận được cái dẻo, cái thơm của Hủ Tiếu Nam Vang.

Hương vị đặc trưng của Hủ Tiếu Nam Vang được tạo ra nhờ một vài muỗn tỏi giả nhuyễn ngâm giấm thanh. Sử dụng sau khi ngâm từ 2 đến 3 ngày, dùng sớm hơn sẽ bị cảm giác cay nồng, để lâu hơn thì mất đi hương vị đặc trưng. Chính ví thế, người nấu cũng cần phải am hiểu về những quy tắc bắt buột khi nấu món Hủ Tiếu Nam Vang.

Tô hủ tiếu múc ra bát, lẫn chìm dưới làn nước trong veo là sợi bánh trắng phau, được tô điểm bởi những miếng thịt nạc, tim , gan màu nâu sẫm, cùng với màu hồng tươi của con tôm lấp ló dưới những cọng hành xanh ngắt. Cho thêm chút tỏi ngâm, một miếng chanh tươi, vài lát ớt sắt nhỏ, thêm chút hẹ và giá sống sẽ tạo ra một món ăn mang nét rất đặc trưng chỉ có thể là Hủ Tiếu Nam Vang mà thôi.

Với Người Sài Gòn, Hủ Tiếu Nam Vang trở thành món ăn mang biểu tượng của người Nam Bộ, nó có mặt ở khắp nơi và trở thành món ăn mà ai dù chỉ một lần đặc chân đến thành phố sôi động bậc nhất Việt Nam cũng phải ghé vào đâu đó và thưởng thức món ăn này.

Nếu bạn đang tìm cho mình một địa điểm để thưởng thức đúng hương vị của hủ tiếu nam vang thì bạn hãy xem :  Địa điểm bán hủ tiếu nam vang ngon tại Sài Gòn

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét