Địa điểm bán hủ tiếu nam vang ngon tại Sài Gòn

Người đăng: Unknown on Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Hủ Tiếu Nam Vang là món ăn nỗi tiếng của đất Sài Thành có từ xa xưa, nó như một nét ẩm thực đặc trưng mà mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam vậy. Thế nhưng, không phải bất kỳ quán ăn nào tại Sài Gòn đều có thể chứa đựng được hương vị đặc trưng của món ăn dân dã này. Tìm được quán ăn hủ tiếu không khó, nhưng tìm được một nơi bán hủ tiếu với hương vị rất riêng của nó là một điều không hề dễ.

Hôm nay, Món ngon 3 miền sẽ giới thiệu đến các bạn những địa điểm đáng để đến và thưởng thức đúng hương vị của Hủ tiếu nam vang - vang danh cả một vùng sông nước Cửu Long tại Sài Gòn.

Bạn sẽ có 2 lựa chọn :

Quán - nhà hàng

1. Hủ tiếu Hồng Phát

Hủ tiếu Hồng Phát được xem là quán ăn bán hủ tiêu lâu đời nhất Sài Gòn hiện nay với sức chứa lên đến 100 người cho mỗi lượt khách đến ăn và thưởng thức.


  • Địa điểm : 389 – 391 Võ Văn Tần – Phường 5 – Quận 3 – Tp.HCM
  • Giờ mở cửa : 6h sáng hằng ngày.
  • Giá : Dao động từ 60.000 đến 100.000 đồng 1 tô.


2. Hủ tiếu nam vang Ty Lum

Mở cửa từ năm 1998 đến nay thương hiệu Ty Lum của người đầu bếp hoàng gia đến từ Camphuchia mang đến cho người thưởng thức hương vị đậm đà khó quên của món ăn bậc nhất Sài Gòn.



  • Địa điểm 
              CN1 : 93 Huỳnh Mẫn Đạt – Phường 7 – Quận 5 – Tp.HCH.
              CN2 :  60 Thành Thái – Phường 12 – Quận 10 – Tp.HCM.
              CN2 : 315 Lê Văn Sỹ - Phường 1 – Quận Tân Bình – Tp.HCM.
  • Giờ mở cửa : 6h sáng hằng ngày.
  • Giá : Dao động từ 45.000 đến 55.000 đồng 1 tô
3. Hủ tiếu Liến Húa

Cũng xuất thân từ người gốc Camphuchia, ông chủ quán ăn vẫn giữ được nguyên hương vị không lẫn vào đâu được của món ăn này với nước leo ngọt lịm làm ngây ngất thực khách tứ phương.


  • Địa điểm : 
            CN1 : 312 An Dương Vương – Phường – Quận 5 – Tp.HCM
            CN2 : 90D Trần Quốc Thảo – Phường 8 – Quận 3 – Tp.HCM
  • Giờ mở cửa : 6h sáng hằng ngày
  • Giá : Từ 70.000 đến 80.000 đồng 1 tô

4. Hủ tiếu Song Nguyên

Giá cả được bầu chọn là bình dân hơn tuy nhiên không vì thế mà đánh mất đi hương vị độc đáo của hủ tiếu nam vang đâu nhé.


  • Địa chỉ : 131 Bùi Hữu Nghĩa – Phường 7 – Quận 5 – Tp.HCM
  • Giờ mở cửa : 8h sáng hằng ngày.
  • Giá : 50.000 đồng 1 tô

5. Hủ tiếu nam vang Nhân Quán

 Ra đời từ năm 1990 của thế kỷ trước, tuy nhiên quán chỉ thực sự được mở rộng khi ông chủ muốn quảng bá về một món ăn khiến bao người phải chắp miệng khen ngon.


  • Địa chỉ :
              CN1 : 72 Nguyễn Thượng Hiền – Phường 5 – Quận 3 – Tp.HCM

              CN1 : A67 Nguyễn Trãi – Phường Nguyễn Cư Trinh – Quận 1 – Tp.HCM
              CN1 : 27 Âu Cơ – Phường 14 – Quận 11 – Tp.HCM
              CN1 : 23/9 Quốc lộ 50 – Xã Bình Hưng – Huyện Bình Chánh – Tp.HCM
  • Giờ mở cửa : 7h sáng hằng ngày.
  • Giá : từ 40.000 đến 50.000 đồng 1 tô

6. Hủ tiếu nam vang Campo
Đây có lẽ là cái tên nói lên nguồn gốc của món ăn này đến từ đâu. Campo là tên gọi tắt của Campuchia, cái nôi sinh ra món ăn trở thành biểu tượng ẩm thực của Sài Gòn ngày nay.
  • Địa chỉ : 
             CN1 : 740 Nguyễn Kiệm – Phường 4 – Quận Phú Nhuận – Tp.HCM
             CN2 : B114 Bạch Đằng – Phường 2 – Quận Tân Bình – Tp.HCM
  • Giờ mở cửa : 7h sáng hằng ngày
  • Giá : 40.000 đông 1 tô

Hủ tiểu Vỉa Hè

Đối với những người không thích quán xá gò bó, chật chội thì có thể tìm đến những quán hủ tiểu ngon không kém, lại còn được giá rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh.

  • Quán Hủ tiếu hẻm đối diện cafe MTV Võ Văn Tần Quận 3.
  • Địa điểm : hẻm đối diện cafe MTV Võ Văn Tần Quận 3
  • Giờ mở cửa : 6h sáng hằng ngày
  • Giá : Dao động từ 35.000 đến 45.000
More aboutĐịa điểm bán hủ tiếu nam vang ngon tại Sài Gòn

Những món ăn ghê rợn nhất thế giới

Người đăng: Unknown on Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Bạn đã bao giờ biết đến những món ngon chưa ăn nhưng nghe không đã rợn mình, nỗi da gà, dựng tóc gáy chưa. Nếu chưa, hãy đọc qua bài viết này, có lẽ bạn xem xong có gì đó khiến bạn buồn ói thì cũng đừng trách mình nhé. Những món ăn ghê rợn này các bạn nhìn thôi nhé, đừng thử

Thịt chó, lẫu dương vật động vật hay thịt rắn hỗ mang kẹp bánh mì là những món ăn mà nghe không đã rùng mình, người ăn nó cũng cực kỳ gan dạ đấy nhé.

Một phụ nữ cho con ếch lột da vào máy xay ở Peru. Một số người Peru tin rằng nước ép từ thịt ếch (có tên extracto de rana) giúp người ăn tăng khả năng tình dục.

 Thị rùa được bán tại chợ ở một thị trấn Nicaragua, với giá bán 1,10 USD/0,4 kg.

Một nhà hàng tại Yogyakarta, Indonesia làm món bánh kẹp thịt rắn hổ mang. Khoảng 1.000 con rắn hổ bị bắt ở Yogyakarta, miền Trung Java và Đông Java mỗi tuần. Chúng được bán với giá 1,15 USD mỗi con để lấy thịt

Thịt chuột được bán ở làng Canh Nậu, Hà Nội. Là động vật phá hoại mùa màng, chuột đồng trở thành món nhậu phổ biến ở nhiều làng quê Việt Nam.

Người phụ nữ chế biến món ăn từ thịt chuột lang ở Langui, Peru. Chuột lang là món ăn truyền thống ở nhiều nước Nam Mỹ.

Một phụ nữ Trung Quốc thưởng thức nồi lẩu chứa các loại dương vật động vật như pín bò tại Bắc Kinh.

Trứng luộc bằng nước tiểu bé trai là một món ăn nhanh ở Đông Dương, Chiết Giang, Trung Quốc.

 Người người phụ nữ bán nhện cho một khách hàng ở tỉnh Kampong Cham, Campuchia. Tại đây, nhện đã được phơi khô ngâm với tỏi được bán với giá 2 USD/10 con.

Ở Lahore, Pakistan, những người đàn ông xếp hàng mua món ăn sáng truyền thống làm từ đầu và chân dê.

Món nước sốt chứa loài kiến lớn có tên  "Culonas" ở một nhà hàng tại Barichara, Colombia.

 Người đàn ông Ả-rập Xê-út gặm chân của con thằn lằn Uromastyx. Máu của loài vật này được cho là giúp chữa bệnh và tăng cường sức khỏe ở các nước Trung Đông.

 Một thợ bán thịt đang róc thịt ở đầu con cừu. Món súp đầu cừu rất phổ biến ở Bolivia.

Người phụ nữ chặt đầu mèo tại một nhà hàng ở Bờ Biển Ngà. Thịt mèo là món ăn truyền thống ở nhiều nước tại châu Phi và châu Á.

Người phụ nữ ở Al Jazeera, Sudan đang chế biến món ăn làm từ gan lạc đà. Từ năm 1996 đến 2002, ước tính Sudan sản xuất từ 72.000 đến 81.000 tấn thịt lạc đà mỗi năm.

Thịt chó được bày bán ở làng Dương Nội. Đây là món ăn phổ biến ở một số nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Bát canh chứa thịt rắn, món ăn được tin là bổ dưỡng cho sức khỏe ở Trung Quốc.

Ở Đài Loan, trứng và phôi thai rắn là món ăn phổ biến được tin rất bổ dưỡng.

 Vượn cáo bị giết thịt để bán cho các nhà hàng ở Madagascar. Tại quốc gia châu Phi này, số lượng loài động vật này đang bị đe dọa nghiêm trọng do nạn săn bắt trái phép để lấy thịt.

More aboutNhững món ăn ghê rợn nhất thế giới

Đặc sản "ghê rợn" nhưng đầy ma thuật của ẩm thực Việt Nam

Người đăng: Unknown on Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Những con rươi, sâu cát, sâu chít, sâu muồng hay thậm chí là nhộng là những con trùng nhắc đến đã thấy rợn tóc gáy nhưng khi chế biến thành món ăn thì nó trở thành món ăn đầy ma thuật của ẩm thực Việt Nam. Nếu ai đó được thưởng thức qua và kể về nguồn gốc món ăn, không hiểu họ có bất chợp giật mình với món ăn này không nhỉ ?

Rươi...
Khi nhìn những con rươi đầy chân thế này, ai nghĩ sẽ dám ăn nó.
Chả rươi - món ăn được chế biến từ rươi.




Rươi là một giống hải trùng có nhiều ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình... Tuy vậy, món ăn lại nổi tiếng và quen thuộc với người Hà Nội.

Về hình dáng, rươi trông gần giống đỉa lai rết bởi thân hình nhũn nhũn nhưng rất nhiều chân. Khi sống, rươi mềm mềm đủ mầu xanh, đỏ, vàng, xám vằn vện trong lớp nhớt quánh như hồ, sặc mùi tanh. Với hình dáng đó, nó không chỉ khiến trẻ em mà du khách cũng phải xanh mặt.

Thế nhưng, sau khi qua chế biến, kết hợp cùng một số nguyên phụ liệu khác, con rươi đáng sợ chuyển mình thành đặc sản thơm ngon khó quên với các món như chả rươi, rươi hấp, rươi xào củ niễng, rươi kho, mắm rươi, rươi khô, rươi đúc trứng...

Sâu Măng...

Sâu măng có màu trắng đục - thân hình thon dài giống sâu muồng (có  màu xanh)

Sâu măng chiên giòn - hương vị khó có thể cưỡng lại của thực khách khi thưởng thức
Sâu măng là loại sâu sống trên cây măng và là đặc sản của huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Sâu măng to bằng đầu đũa, dài cỡ 2 đốt ngón tay.

Cách săn sâu khá đơn giản, vào khoảng tháng 9, tháng 10, người săn sâu chỉ cần mang theo dao và giỏ đi một vòng quanh rừng nứa. Những bụi nứa có cây măng nào cao khoảng đầu người có biểu hiện héo ngọn, thân cong, mắt u thì hạ xuống, rồi đổ sâu trong ống nứa vào giỏ.

Có nhiều cách chế biến sâu măng nhưng món ngon nhất, đơn giản và hấp dẫn là xào lá chanh. Giá bán sâu măng ngay tại thị trấn Mường Lát vào mùa thu hoạch có giá từ 150.000 - 200.000 đồng/kg.

Sâu cát...


Những món ăn được chế biến rất cầu kỳ và cực kỳ công phu
Gọi là sâu cát vì nó thường sống sâu trong cát và có hình dáng giống với loài giun, còn gọi là trùn biển, sá sùng. Sâu cát được tìm thấy nhiều ở vùng bờ biển Quảng Ninh, nhất là các xã Minh Châu, Quan Lạn.

Muốn bắt được sá sùng, bạn phải ra biển thật sớm, rồi lần theo hàng triệu vết bò ngoằn ngoèn đến hang và đào đào sâu từ 10 – 20 cm là có (gần trưa có lúc phải đào sâu tới 60 – 70 cm). Khi còn sống, trùn biển màu nâu đỏ có ánh bạc; con to dài khoảng 4 tấc, con nhỏ dài hơn 2 tấc; trên thân có nhiều bó cơ nên di chuyển linh hoạt.

Thoạt trông con trùn biển còn sống ngọ ngoậy trong thùng, chưa chắc ai dám ăn song sau khi qua chế biến như sá sùng xào với tỏi tươi, người dân vùng biển Hạ Long gọi là mồi xào hay rang chấm với tương ớt, điểm thêm rau dấp cá, rau thơm và uống với bia thì ăn hoài không ngán. Nếu không thích các món sá sùng tươi sống, bạn có thể phơi khô rồi chế biến tùy ý.

Sâu chít...


"Đông trùng hạ thảo của Việt Nam" không chỉ dành riêng cho đàn ông.
Sâu chít là côn trùng sống trong cây chít và là niềm tự hào về đặc sản đặc biệt địa phương của người dân Tây Bắc. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, sâu chít được xưng tụng là “đông trùng hạ thảo của Việt Nam”.

Cách bắt sâu chít khá đơn giản. Người thu hái sẽ lựa chọn những cây chít có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa, chẻ đôi ngọn để moi sâu ra, thả vào chậu rượu nhạt để sâu không bị biến chất.

Cách sử dụng phổ biến nhất của sâu chít là ngâm rượu, ngoài ra còn có thể sao khô, nấu cháo.

Sâu Đuông...


Đuông tắm mắm chính là đặc sản ngon nhất của Đuông.
Đuông, ấu trùng của sâu, là một trong những đặc sản khó cưỡng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có hai loại đuông là đuông dừa và đuông chà là với kích thước và màu sắc khác nhau.


Cách bắt đuông khá đơn giản, cứ thấy cây dừa nào héo ngọn, vàng lá chặt đi là sẽ tìm thấy đuông. Mỗi cây dừa/chà là như thế có hàng trăm con đuông. Cách thưởng thức kinh dị nhất của đặc sản này là đuông sống tắm nước mắm - dành cho những tay sành ăn hay "kiên gan". Riêng với những người mới tập ăn hay "yếu vía", các món như đuông lăn bột chiên, đuông nướng, đuông luộc nước dừa, đuông hầm... là món tủ.
More aboutĐặc sản "ghê rợn" nhưng đầy ma thuật của ẩm thực Việt Nam

Lẫu Mắm Thơm Phức - 26 Phan Chu Trinh - Hà Nội

Người đăng: Unknown

Nhắc đến lẫu, không biết phải kể ra bao nhiêu loại lẫu có mặt tại Việt Nam chúng ta, nhưng có một loại lẫu mà nghe không thôi đã thấy có mùi thơm nức - Lẫu Mắm - Cái tên nói lên tất cả phải không nào. Nếu như thưởng thức món ăn này vào những ngày mưa phùn nữa thì gọi là nhất trời ông địa.

Lẩu mắm là món ngon miền Tây nhưng ra đến đất Bắc lại có vẻ kén khách. Nhiều người cho rằng lẩu mắm đậm đà thái quá, mùi vị không thực sự lôi cuốn mà giá thì chẳng hề rẻ. Tuy nhiên, tất cả những “ác cảm” này sẽ bị dẹp bỏ nếu bạn một lần thưởng thức lẩu mắm hải sản trên phố Phan Chu Trinh. Giá cũng vừa phải so với một món lẩu vừa chất vừa lạ miệng – 270.000 đồng/nồi cho 2 người ăn.

Một nồi lẫu mắm đầy đủ nhìn thật bắt mắt và hấp dẫn làm sao
Lẩu mắm ở đây trình bày khá “ưa nhìn”: một đĩa hải sản có mực, tôm, cá, ngao và… thịt quay – món ăn tưởng như “lạc tông” nhưng lại là đúng điệu lẩu mắm miền Tây; một đĩa rau phong phú, đẹp mắt với bông súng, bông bí, rau kèo nèo, rau đắng, rau chuối; một nồi nước dùng nho nhỏ kèm thêm rỏ bún xinh xinh. Sẽ có người thắc mắc sao không chuẩn bị chén nước chấm nào. “Nước lẩu mắm đã đủ đậm đà và không cần thêm bất kỳ một loại nước chấm nào nữa”, đó là lời giải thích của chủ quán. Có thể nói, món ăn này khá đặc biệt và khác lạ với những người chưa từng thưởng thức các loại lẩu miền Tây. Nhưng nhờ thế, nó càng khiến khách hiếu kì.


Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ thực sự bị kích thích khi nồi nước canh sôi lên, dậy mùi thơm của mắm quyện với gừng sả làm bạn không thể ngăn nổi những… cái nuốt 'ừng ực' nơi cổ họng. Việc của bạn trước khi ăn là hãy múc chút nước dùng vào bát nếm thử để thỏa cơn thèm muốn và cũng cảm nhận vị ngon đậm đà chủ đạo của món ăn này. Sau đó, bỏ rau, bỏ thịt, cá… chần lên rồi thưởng thức ngay lúc còn nóng hổi.  Cá hú mềm mà ít xương, tôm to tươi rói nên thịt ngọt, heo quay thì béo ngậy, nhưng ăn lẩu mắm 'đã' nhất là với các loại rau, loại hoa. Đĩa rau đầy ắp, thế mà nhờ đưa đẩy với nước lẩu cứ hết veo veo.


Quả thật, nước lẩu đúng là điểm nhấn của món ăn này. “Không phải đun từ nước ninh xương thông thường mà phải được chế biến từ các loại mắm rất ngon và đắt tiền cùng nhiều gia giảm đặc biệt thì mới dậy mùi thơm và có hương vị như vậy”, chủ quán chia sẻ. Hẳn đó cũng là lí do khác những món lẩu thông thường, khách cứ cạn nồi thì thêm nước dùng “vô tội vạ”, với lẩu mắm, mỗi lần”xin” như thế bạn phải mất 20.000 đồng. Đây có lẽ là điểm trừ duy nhất khiến khách không hài lòng.

Nơi để bạn thưởng thức món lẩu mắm lôi cuốn này là nhà hàng Ốc Vi Sài Gòn trên phố Phan Chu Trinh. Ở đây chuyên về hải sản miền Nam, và lẩu mắm hải sản là một trong những món "chốt hạ" lý tưởng cho khách. Nhà hàng không quá lớn nhưng rất sạch sẽ, bắt mắt, có cả không gian trong nhà lịch sự lẫn chỗ ngồi ngoài vỉa hè thoáng đãng, lại nằm ở vị trí trung tâm nên rất tiện để bạn khám phá.

Không gian bên ngoài quán Ốc Vi Sai Gòn

More aboutLẫu Mắm Thơm Phức - 26 Phan Chu Trinh - Hà Nội

[Ngoài Lề] Phim 13 Tỷ - Bậu Đừng Chơi Lẹ

Người đăng: Unknown on Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Các bạn xem phim đi nhé, hay phết


More about[Ngoài Lề] Phim 13 Tỷ - Bậu Đừng Chơi Lẹ

Khảo cá suối Ayu mang nét rất riêng Nhật Bản

Người đăng: Unknown on Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Đối với Nhật Bản, những món ăn từ cá có thể nói là một trong những món ăn mang nhiều nét nghệ thuật nhất khi mà đất nước này bao quanh bởi biển. Không chỉ là một món ăn ưa thích với đặc sản Shusi nỗi tiếng mà không một ai không biết khi đặt chân đến đất nước mặt trời mọc này. Có thể nói, người dân Nhật Bản có sự gắn bó mật thiết với thiên nhiên, chính vì điều này mà thiên nhiên cũng không phụ lòng người khi ban cho Nhật Bản những điều mà hiếm có nơi nào có được.

Sống trong vùng đất có 4 mùa xuân - hạ - thu - đông biến chuyển rõ rệt, người Nhật đã sớm hình thành mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên cũng như các mùa trong năm. Cảm thức sâu sắc về mùa này đã ảnh hưởng đến cả văn hóa ẩm thực, khi tùy vào điều kiện thiên nhiên của từng mùa và từng tháng, lại xuất hiện những món ăn đặc trưng. Khoảng thời gian từ giữa hè sang đầu thu này là thời điểm lý tưởng cho một truyền thống ẩm thực thú vị của Nhật Bản - thú câu và nướng cá suối Ayu.

Cá Ayu là gì? 

ca ayu, món ngon 3 miền

Ngoài việc sở hữu lãnh hải rộng lớn với nguồn cá biển phong phú và đa dạng, ẩm thực Nhật Bản còn có lợi thế khi có một hệ thống sông suối dày đặc, với những loại cá nước ngọt vô cùng thơm ngon. Một trong những giống cá nước ngọt nổi bật nhất chính là Ayu. Ayu thuộc nhóm cá suối, sống trong các con suối thượng nguồn trong rừng sâu. Với điều kiện đó, nguồn nước của Ayu luôn tránh được ô nhiễm, giữ được độ tinh khiết và tạo nên vị thơm ngon tự nhiên cho thịt cá.

 Cá Ayu bắt đầu xuất hiện ồ ạt vào khoảng cuối tháng 6 đổ đi, và đến tháng 9 thì bắt đầu thời kì sinh sản của cá. Nếu bạn ăn cá Ayu vào khoảng thời gian này, ngoài lớp thịt cá chắc nịch và thơm ngọt, bạn còn được "khuyến mãi" vô số trứng cá bùi bùi thơm thơm nằm bên trong nữa đấy!

món ngon 3 miền

Kĩ thuật câu độc đáo

Để câu được cá Ayu, người ta không thể sử dụng kĩ thuật câu bình thường mà phải có kĩ thuật riêng, kĩ thuật này có tên là Tomozuri. Sự độc đáo và khéo léo của Tomozuri đã biến việc câu cá Ayu từ hành động đánh bắt bình thường trở thành thú vui giải trí được rất nhiều người dân Nhật Bản ưa chuộng.


Thay vì dùng mồi câu bình thường, Tomozuri sử dụng... một chú cá Ayu sống để làm mồi! Dựa vào đặc tính hiếu thắng và rất coi trọng lãnh thổ riêng của loài cá này, người đi câu sẽ gắn lưỡi câu vào chú cá Ayu mồi, cuối lưỡi câu có đính mọc chiếc móc sắt dài. Khi cá Ayu mồi bơi vào lãnh thổ của một đàn Ayu bất kì, những cá thể trong đàn sẽ lập tức xông tới tấn công Ayu mồi. Chính vào lúc đó, những chú Ayu hiếu chiến này sẽ bị "dính bẫy", gắn chặt vào chiếc móc sắt ở cuối lưỡi câu.


Ayu là một trong những loại cá nước ngọt đắt tiền và được ưa chuộng số một tại Nhật Bản. Tuy vậy, cách thức chế biến món cá này lại vô cùng giản dị, chủ yếu chỉ đem nướng muối. Tuyệt nhất là khi bạn đặt chân tới vùng thượng nguồn trong lành và hoang vắng của vùng núi rừng Nhật Bản, trải qua một buổi câu cá bên suối thật thú vị, rồi ngay lập tức xiên que, đem nướng những chú cá còn tươi roi rói ấy trên ngọn lửa hồng từ củi đá ven đường. Vị tinh khiết, thơm ngọt không pha lẫn tạp chất của thịt cá Ayu kết hợp cùng chút muối mằn mặn, cùng hương củi thanh thanh đã tạo nên một bữa tối "dã chiến" có một không hai.


Tuy nhiên, trong đời sống công nghiệp hối hả và bận rộn ở Nhật Bản, không phải ai cũng có điều kiện để làm một chuyến du lịch câu cá đúng kiểu. Ayu mau chóng bước chân vào các quán ăn, nhà hàng, và vẫn giữ nguyên cách thức nướng giòn cùng muối tinh. Dù với kiểu chế biến nào đi chăng nữa, Ayu luôn giữ được lớp vỏ vàng ươm giòn rụm kết hợp cùng vị thơm ngọt đặc trưng của thịt cá, hấp dẫn thực khách từ thị giác đến vị giác.

\

Trong kí ức của chúng ta hẳn sẽ luôn tồn tại hình ảnh những nhà thám hiểm lạc vào rừng sâu đã linh hoạt hái quả dại, bắt cá suối để làm nguồn cung cấp thực phẩm. Đến với vùng thượng nguồn ở Nhật Bản, bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm cảm giác thú vị đó khi tham gia vào hoạt động câu cá cũng như chế biến "tại trận" loại cá Ayu. Thưởng thức Ayu không chỉ tuyệt vời ở hương vị tinh khiết của món ăn, mà còn ở toàn bộ hoạt động văn hóa, giải trí diễn ra xung quanh món ăn độc đáo ấy.

Bài viết được biên tập lại bời Món Ngon 3 Miền
More aboutKhảo cá suối Ayu mang nét rất riêng Nhật Bản

Bún Bò Huế - Nét Diệu Dàng Pha Lẫn Trầm Tư

Người đăng: Unknown on Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Nhắc đến Bún Bò, người ta nghĩ đến Huế thơ mộng và nhắc đến Huế thì người ta nghĩ ngay tới Bún Bò, cũng chính vì thế mà món ăn cay cay - chua chua này mang trong mình danh tiếng "Bún Bò Huế" như một dấu ấn khi ai đến Huế thì hãy ghé vào một quán bún và làm một tô Bún Bò đúng chất Huế - Quả không có gì "đã" hơn nữa.

bun bo hue, mon ngon 3 mien nhat

Chính nhà văn Trần Khiêm Đoàn đã dùng những ngôn từ hoa lá cành khi nhắc đến món ăn này của xứ Huế. Có lẽ ông rất khảo món ăn này mà có một bài viết về món ăn này, ví như khi nói về bún bò, ông có viết "là một sự “dấy nghĩa” trong truyền thống nấu ăn khi cho bò nổi heo chìm trong cùng một nồi".

Những ai chưa một lần ăn món ăn này, có lẽ sẽ phải khóc khi ăn món Bún Bò Huế vì đặc trưng của những món ăn đất Huế là phải cay, cũng có nhiều người ngạc nhiên và thắc mắc rằng "tại sao người Huế ăn cay mà lại nói giọng ngọt và nhẹ nhàng đến lạ thường..."

Bún không phải chỉ đơn thuần là một món ăn truyền thống của Huế, nhưng đối với người Huế, bún còn là một phần lối sống “Kiểu Huế”. Kiểu Huế là nghèo mà vẫn sang, vui rộn rã mà vẫn man mác buồn, ngoài mặt phẳng lặng mà trong lòng dậy sóng, không soi bóng mình trong gương mà soi bóng mình trong đôi mắt của người thương, bè bạn, xóm giềng. Người ngọai quốc như ông Foulon cũng nhận xét về sự mâu thuẫn của Huế: “Tóc tang cười nụ, vui mừng thở than!” (Lê Văn Lân dịch).

Huế mâu thuẫn từ buổi mới vào đời, đài các từ ngày mới có tên. Tên đất thì nhỏ như nốt ruồi son: Ô, Rí, Huế... mà tên người lại dài lướt thướt như mái tóc mây dài chấm gót: Công Tằng Tôn Nữ Thị Sông Hương, Nguyễn Khoa Hoàng Thành, Tôn Thất Quỳnh Phương... Huế quá trầm lặng và chật như cái bể cạn mà phải chứa những tâm hồn bão nổi sông hồ, nên dân Huế ngoài mặt hiền khô mà trong lòng cưu mang những bến bờ viễn xứ, sẵn sàng phản kháng và rực lửa đấu tranh “dấy loạn” như Lục Vân Tiên ra đường thấy việc bất bằng chẳng tha. Cái dấy loạn bão liệt nhưng nên thơ và lý tưởng quá đà của những tâm hồn lãng mạn kiểu Huế chỉ làm cho Huế thành đất dấy nghĩa nhưng không thể nuôi lớn Huế thành căn cứ địa, chiến khu như Tân Sở, Ba Lòng.

bun bo hue, mon ngon 3 mien

Xưa vua Hàm Nghi và vua Duy Tân chỉ có những phút huy hoàng và chợt tắt ở Huế, để rồi suốt canh thâu le lói ở phương nào.Tô bún bò Huế cũng là một biểu hiện của văn hóa Huế vì đây cũng là một sự “dấy nghĩa” trong truyền thống nấu ăn khi cho bò nổi heo chìm trong cùng một nồi, trộn lẫn hai tính chất mâu thuẩn “bò nấu thì teo, heo nấu thì nở” thành một thể hài hòa. Huế đã dùng sả để “chuyên trị” thịt bò chứ không dùng ngủ vị hương để chuyên trị như truyền thống lâu đời ở Trung Hoa và miền Bắc. Tô bún Huế mang hưong vị “rất Huế” để mà cảm nhận và thưởng thức như cảm nhận và thưởng thức mùi khói sóng buổi chiều trên sông Hương.

Tự nhiên như: “Nó ngon thì tại nó ngon. Có chồng thì phải nuôi con, thờ chồng”. Cái dễ giận nhất của người Huế là "mình cảm thấy..." mà không cần lý luận. Bởi vậy, hình như càng đem lý tính để phân tích các món ăn Huế, cái hiểu về hương vị thực tế càng xoải cánh bay xa...Bún Bò Huế. Ai ở xa nghe như thể Huế là vùng đất thổ sản của bò, giống miền Nam Mỹ Texas. Thật ra, tìm một trại bò trên đất Huế cũng khó như tìm lá Diêu Bông của Hoàng Cầm. Tô bún bò Huế cũng là phản ánh cái tham vọng thu nhỏ của người Huế vì muốn dùng cái “lượng” giới hạn để đạt tới cái “phẩm” vô cùng. Bởi vậy, ngoài những chất liệu cay chua ngọt bùi của trần gian, tô bún Huế còn được “nêm” thêm ít nhiều gia vị vô hình của cái tâm chủ quan và cái linh của hoàn cảnh.
More aboutBún Bò Huế - Nét Diệu Dàng Pha Lẫn Trầm Tư